Admin mà thuộc bài @.@
Nhìn cái chữ
Trích Wikipedia không hả?!
Tớ xin post thêm phần típ theo, gần gũi mà bọn mình đã học, nguồn cũng từ Wiki:
Tảo và NấmTảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài
tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm
tảo lục,
tảo đỏ và
tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau.
Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh (
Viridaeplantae). Giới thực vật (
Plantae) hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm
đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và
lạp lục chứa các chất
diệp lục a và
b, và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng
tinh bột. Chúng trải qua sự
phân bào có tơ khép kín mà không có các
trung thể, và thông thường có các
ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng.
Các lạp lục của thực vật xanh cũng được 2 màng bao quanh, gợi ý rằng chúng có nguồn gốc trực tiếp từ
vi khuẩn lam nội cộng sinh. Điều này cũng đúng với
tảo đỏ (xem
Archaeplastida),
và hai nhóm này nói chung được coi là có nguồn gốc chung. Ngược lại,
phần lớn các nhóm tảo khác có các lạp lục với 3 hoặc 4 màng. Về tổng
thể chúng là không có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật xanh, có lẽ
có được các lạp lục tách rời khỏi các nhóm tảo lục hay tảo đỏ cộng sinh.
Không giống như thực vật có phôi và tảo,
nấm không có cơ chế quang hợp, mà là dạng
sinh vật hoại sinh:
chúng thu được nguồn thức ăn bằng cách phân hủy và hấp thụ các vật chất
xung quanh chúng. Phần lớn các loài nấm được tạo thành bởi các ống cực
nhỏ, gọi là sợi nấm, chúng có thể hoặc không thể phân chia thành các tế
bào nhưng chứa
nhân tế bào. Phần giống như quả, trong đó các loài
nấm đấtlà thông thường nhất, trên thực tế chỉ là các cấu trúc sinh sản của
nấm. Chúng không có quan hệ tới bất kỳ nhóm thực vật quang hợp nào, mà
có quan hệ họ hàng gần gũi với
động vật.
HoaHoa là bộ phận chứa cơ quan
sinh sản, đặc trưng của
thực vật có hoa. Cấu trúc của hoa bao gồm các cơ quan sinh sản của thực vật, và chức năng của hoa là tạo ra
hạt. Sau khi
thụ phấn, phần của hoa sẽ lớn lên thành
quả có chứa hạt. Đối với các loài thực vật cấp cao, hạt là thành phần chính để các loài thực vật phát tán và tồn tại.
Ngoài chức năng chứa cơ quan sinh sản của thực vật có hoa, hoa còn
được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và
thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn.
RauRau, là thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là phổ biến. Như ở Việt nam có Rau ngót
Sauropus androgynus,rau Dền
Amaranthus viridus, Rau Muống
Ipomoea aquatica, Rau Cần nước
Oenanthe javanica, Rau Lang
Ipomoea batatan bên cạnh có loại rau Gia vị,như rau răm
Polygonum odour,Rau om (Rau ngổ)
Limnophila arbromatica, Rau Tía tô
Perilla ocymoides L., Rau Giấp cá (Diếp cá)
Houttuynia cordata, Rau ăn quả thuộc họ Bầu bí như Bầu
Lagenaria vulgaris, Bí đao
Benincasa hispida, Mướp
Luffa cylindrica, Dưa leo
Cucumis sativus, Khổ qua (Mướp đắng)
Momordiaca balsammina , Cà tím
Solanum melongea, rau ăn rể như Ngó sen
Lotus lily, Rau ăn củ như củ cải
Rhapanus sativus, Cà rốt
Daucus carota, Củ dền
Beta vulgaris,...
Theo tập quán ở Việt nam, thực vật được gọi là Rau nghĩa là có thể
nấu chín hoặc ăn sống (tươi) đều được cả. Như Giá đậu, có thể xào nấu,
nấu canh, luộc,..nhưng thường dùng ăn sống nhiều hơn. Các lọai rau gia
vị cũng vậy. Tóm lại, đã gọi là Rau khi thực vật có thể ăn được, vừa là
thực phẩm, vừa là Dược thảo, vừa là gia vị cho bữa ăn.