Thực vật màu xanh xuất hiện sớm nhất trên Trái đất là ai? Các nhà địa chất học trả lời: là Tảo Lam. Trong lớp nham thạch Trầm tích cổ ở Nam Phi, người ta đã phát hiện hoá thạch của một loài Tảo Lam, qua trắc địa đã có cách đây 3 – 4 tỷ năm. Hình dáng của Tảo Lam cổ gần giống với Tảo Lam thời nay, vậy chứng minh rằng: ngay từ thời đó trên hành tinh chúng ta đã có mầm mống của sự sống.
Sự xuất hiện của Tảo Lam, là một bước nhảy vọt vĩ đại trong lịch sử tiến hoá của thực vật. Vì trong Tảo Lam có chứa Diệp lục tố, vừa có thể tạo ra dinh dưỡng vừa có thể tiến hành sinh sản một cách độc lập. Thế giới sinh vật trên Trái đất chúng ta ngày nay phong phú và đa dạng đều nhờ vào sự tiến hoá phát triển không ngừng từ hàng ngàn triệu năm của loài Tảo bậc thấp mới có được.
Tảo Lam phân bố rộng rãi trong thế giới tự nhiên, là loài thực vật thuỷ sinh có sức sinh sản mạnh mẽ trong nước ngọt hay trong biển cả. Trên nham thạch và thân các loài thực vật đâu đâu cũng có dấu vết của loài Tảo, ngay cả nơi có tuyết băng giá, trong suối nước nóng sôi sùng sục, chúng đều có thể sinh tồn.
Năm 1881, ở bờ biển đảo Scôtlen có một thuỷ thủ nhìn thấy trên một đám tuyết đóng thành miếng, chỉ trong mấy giờ đồng hồ đã biến thành nhiều chấm tuyết nhỏ màu đỏ dày đặc, thì ra đó là “Trò chơi” của Tảo Lam. Vì trong Tảo Lam có hồng sắc tố nó có thể tuỳ theo điều kiện quang tuyến khác nhau mà có tên là Hồng Hải, vì chúng bao hàm một lượng lớn hồng sắc tố, nên nó đã “nhuộm” màu đỏ cả nước biển.
Tảo Lam là loài thực vật chịu được nhiệt độ cao, có giống Tảo Lam có thể sinh sôi nảy nở trong những suối nước khoáng có nhiệt độ lên đến 89 độ C. Vì loài Tảo Lam có kết cấu đặc thù, các vật chất trong tế bào của chúng có điểm ngưng đọng có thể cao hơn 89 độ C.
Chủng loại loài Tảo Lam có rất nhiều, ước tính có chừng 2000 loài, lượng đạm (Nitơ) cô đọng trong Tảo Lam có thể lợi dụng các đạm tố trôi nổi trong không trung hợp thành các hoá hợp vật đạm tố và không ngừng giải phóng ra càng nhiều hơn.
Nếu như để đạm cô đọng của Tảo Lam vào trong ruộng lúa để chúng mặc sức sinh sôi nảy nở, thông qua tác dụng ngưng đọng đạm tố, là có thể khiến cho cây lúa từ chỗ không thể hấp thụ được trực tiếp đạm trong không khí đến chỗ có thể hấp thu được nguồn phân đạm, vậy là trong ruộng lúa đã xuất hiện một “nhà máy phân đạm.