Xin lỗi bạn, mình đóng góp 1 bài. Tùy không phải là gấu lấy mật được, nhưng cũng thuộc loài gấu quý hiếm. Bằng chứng là nó là biểu tượng của quỹ bảo trợ động vật quốc tế WWF. Chắc bạn cũng đoán ra đó là loài nào rồi chứ? Sau đây là thông tin về loài gấu đó. (Trích Wikipedia)
Gấu trúc lớnGấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là động vật có vú hiện nay được phân loại trong họ Gấu (Ursidae), có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Tên tiếng Hán của nó là đại hùng miêu (大熊猫). Dưới đây gọi tắt là gấu trúc.
Gấu trúc sống trong các khu vực miền núi, như Tứ Xuyên và Tây Tạng. Gấu trúc là biểu tượng của WWF (viết tắt của World Wildlife Fund hay Quỹ động thực vật hoang dã thế giới), là tổ chức bảo tồn
www.wwf.org cấp quốc tế. Ngược lại nửa cuối thế kỷ 20, gấu trúc cũng đã trở thành biểu trưng quốc gia của Trung Quốc, và hiện nay được sử dụng trong các đồng tiền vàng Trung Quốc.
Mặc dù được xếp vào bộ Ăn thịt (Carnivora), thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật. Chúng ăn các cành non và lá cây, sống chủ yếu trên các cây tre, trúc. Ngoài ra chúng cũng ăn trứng và một số loài côn trùng. Những thức ăn này là nguồn cung cấp protein.
Gấu trúc sinh sản kém và tỷ lệ chết của con non rất cao. Chúng lớn chậm và trưởng thành muộn khi đã 5 đến 7 năm tuổi. Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Trong thời kỳ này có thể có từ 2 đến 5 con đực cạnh tranh một con cái; chỉ có con đực thắng cuộc mới giành được con cái. Khi giao phối, con cái cúi đầu thấp xuống và con đực trèo lên từ phía sau. Thời gian giao hợp ngắn, dao động trong khoảng từ 0,5 đến 5 phút, nhưng con đực có thể giao hợp nhiều lần để đảm bảo việc thụ thai thành công. Thời gian giao phối cũng là thời gian ầm ỹ do các tiếng kêu của cả hai con.
Trong nhiều năm việc phân loại gấu trúc đã là vấn đề gây tranh cãi do cả gấu trúc và họ hàng xa của nó là gấu trúc đỏ (còn gọi là gấu mèo nhỏ) có cùng những đặc trưng của cả gấu và gấu mèo Mỹ. Tuy nhiên, các thử nghiệm gen cho thấy gấu trúc là một loài gấu thực thụ và là một phần của họ Ursidae. Họ hàng gần nhất của nó là gấu bốn mắt ở Nam Mỹ. Sự không nhất trí chỉ còn lại là việc xếp nó vào họ Gấu (Ursidae), họ Gấu mèo Mỹ (Procyonidae) hay một họ riêng gọi là họ Ailuridae.
Gấu trúc là loài đang gặp nguy hiểm do khu vực sinh sống bị thu hẹp và tỷ lệ sinh sản rất thấp, kể cả trong tự nhiên lẫn trong tình trạng giam cầm. Khoảng 1.600 con được coi là còn sống trong tự nhiên.
Gấu trúc có chân không bình thường, với "ngón cái" và 5 ngón ; "ngón cái" thực tế là xương cổ chân biến hóa. Stephen Jay Gould đã viết một bài tiểu luận về điều này, sau đó sử dụng tiêu đề The Panda's Thumb (Ngón cái của gấu trúc) cho cuốn sách tập hợp các bài tiểu luận này.
Gấu trúc lần đầu tiên được biết đến ở phương Tây vào năm 1869 bởi nhà thám hiểm người Pháp Armand David. Gấu trúc nổi tiếng trong cộng đồng là nhờ sự dễ thương giống như của trẻ con làm cho nó giống với một con gấu nhồi bông sống. Một yếu tố khác nữa là chúng thông thường chỉ ăn lá tre, lá trúc một cách hòa bình chứ không phải là những kẻ săn mồi cũng bổ sung thêm hình ảnh của một con gấu dễ thương.
Việc cho thuê gấu trúc cho các vườn thú ở Mỹ và Nhật Bản tạo thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong những năm 1970 vì nó đánh dấu những sự trao đổi văn hóa lần đầu tiên giữa Trung Quốc và phương Tây.
Tuy nhiên vào năm 1984, gấu trúc đã không còn được sử dụng vào mục đích ngoại giao nữa. Thay vì điều này, Trung Quốc chỉ đồng ý cho các quốc gia khác thuê gấu trúc trong vòng 10 năm. Mức phí cho mượn lên tới US$ 1.000.000 trên năm và một điều khoản là bất kỳ con gấu trúc nào mới ra đời trong thời gian cho thuê đều thuộc tài sản của Trung Quốc.
Năm 1998 một đạo luật được đưa ra bởi WWF khuyến khích Cục Cá và động vật hoang dã Mỹ yêu cầu các vườn thú Mỹ theo đuổi việc nhập khẩu gấu trúc để đảm bảo rằng một nửa mức phí vẫn trả cho Trung Quốc sẽ được đưa vào các cố gắng bảo tồn gấu trúc hoang dã và môi trường sống của chúng trước khi Cục này cho phép nhập khẩu gấu trúc.
Tên gọiỞ phương Tây, gấu trúc có tên gọi là panda, có nguồn gốc từ một ngôn ngữ ở vùng Himalây và ban đầu được dùng để gọi gấu trúc đỏ (Red Panda), là họ hàng xa của nó. Tên chung này là do chúng có chung nguồn thức ăn chính là tre, trúc. Cho đến khi quan hệ họ hàng của chúng được thiết lập năm 1901, gấu trúc được biết với tên gọi Mottled Bear (gấu đốm) (Ailuropus melanoleucus) hay Parti-coloured Bear (gấu màu cục bộ).
Ở Trung Quốc, gấu trúc được gọi là "mèo gấu" (Hán giản thể: 熊猫; Hán phồn thể: 熊貓 pinyin: xióngmāo, Hán-Việt: hùng miêu), hay đôi khi (nhất là ở đài Loan) là "gấu mèo" (Hán giản thể: 猫熊; Hán phồn thể: 貓熊 pinyin: māoxióng, Hán-Việt: miêu hùng). Do tính từ trong tiếng Trung Quốc luôn luôn đứng trước danh từ, nên từ sau có lẽ đúng hơn. Tuy nhiên, từ đầu tiên được sử dụng rộng rãi hơn.
Các phân loàiCó hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận trên cơ sở giải phẫu hộp sọ, mẫu màu lông và gen của quần thể (Wan et al., 2005).
Ailuropoda melanoleuca melanoleuca bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
Ailuropoda melanoleuca qinlingensis chỉ phân bổ trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 m. Màu lông đen-trắng thông thường của gấu trúc Tứ Xuyên được thay thế bởi mẫu màu nâu sẫm-nâu nhạt. Hộp sọ của A. m. qinlingensis nhỏ hơn của họ hàng kia của chúng và chúng có răng hàm lớn hơn.